Vì sao người Đức thờ ơ với EURO?
Còn hai ngày nữa, EURO 2024 chính thức khai mạc, nhưng không khí tại Đức cũng chẳng khác ngày thường là mấy. Có chăng chỉ là thêm vài tấm áp-phích về giải đấu danh giá nhất châu Âu cấp ĐTQG này tại một vài con phố hay quảng trường công cộng tại Munich.
Trước khi tới Munich, chúng tôi luôn nghĩ chắc không khí EURO ở đó hẳn phải tưng bừng náo nhiệt lắm. Nếu không được như Sea Games hay AFF Cup, thì cũng phải giống khi ĐT Việt Nam thi đấu vòng loại World Cup. Tuy nhiên, khi tới Munich, “thành phố của bóng đá” tại Đức, mọi trí tưởng tượng của chúng tôi trở nên thừa thãi và có vẻ khá buồn cười.
Giữa mùa hè tưởng chừng khá nắng nóng, thì những ngày này thời tiết Munich lại rất thất thường. Vài hôm trước, trời nắng chói chang, bầu không khí ngột ngạt, cảm giác như trái tim không thể được. Hôm qua, nhiệt độ ở đây chỉ chừng 10-11 độ C, với những cơn gió lạnh và hanh khô, ra đường phải mặc áo khoác nhẹ (với người bản địa); còn với những người tới đây công tác như chúng tôi, thì không khác gì mùa đông với áo trong áo ngoài, khăn quàng kín cổ mà cảm giác vẫn thấy lạnh run người.
Bên trong khu phố sầm uất nhất Munich cũng có chút không khí
Ngoài ra, miền Nam nước Đức vừa bị lũ lụt cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khí hậu ở Munich, khiến nhiều người lo ngại sẽ có mưa lớn, ảnh hưởng tới EURO 2024. Ở quảng trường trung tâm thành phố Munich, ngoài chiếc áp-phích ở góc bên phải, thì không có dấu hiệu nào cho thấy giải đấu hấp dẫn nhất châu Âu chuẩn bị khai mạc tại đây trong 2 ngày nữa. Khi chúng tôi hỏi chuyện những người dân nơi đây tại sao lại thờ ơ với sân chơi số 1 châu Âu cấp ĐTQG Hè này như vậy, thì hầu hết những người được hỏi đều từ chối nói về EURO.
Trong cả buổi chiều lang thang khắp thành phố Munich, chúng tôi đều cố gắng trò chuyện với những người dân bản địa, thì đều nhận được những cái lắc đầu từ chối của họ. Qua tìm hiểu, chúng tôi mới biết hóa ra đó cũng là do một phần tính cách đặc trưng của người Đức. Họ vốn nổi tiếng không được thân thiện cho lắm, lại kỷ luật và tôn trọng tuyệt đối những nguyên tắc mà họ đã đặt ra, đôi khi nó trở nên quá cứng nhắc, lạnh lùng và đôi khi họ khiến cho người ta có cảm giác rằng bản thân họ không có nhu cầu giao lưu và thích thu mình trong cái ốc đảo của riêng mình.
Đến một sinh viên như Lộc cũng không thích hình ảnh của mình đăng tải
Người Đức không thích bị làm phiền, không thích hình ảnh cá nhân của mình được công khai. Họ không thích ai quay phim chụp ảnh hay hướng ống về phía bản thân mình. Nếu chẳng may ai đó vô tình qua phim, chụp ảnh họ mà bị bắt gặp, họ lấp tức yêu cầu người quay, người chụp xóa hết hình ảnh hay clip vừa thực hiện. Bằng không, chỉ cần hình ảnh của họ bị tung lên mạng xã hội hay bất cứ phương tiện truyền thông nào thì họ sẽ lập tức khởi kiện.
Bởi với người Đức, quyền tự do cá nhân, quyền được tôn trọng tối đa cuộc sống riêng tư được đặt lên hàng đầu. Họ không muốn hình ảnh cá nhân của họ khi bị công khai trên truyền thông, mạng xã hội thì có thể bị cắt ghép, gây ra những phiền toái không đáng có về sau. Bất cứ hình ảnh cá nhân nào được đăng tải, thì đều phải nhận được sự cho phép của người đó, có cam kết, thỏa thuận đầy đủ.
Trên khắp nước Đức, ngày Chủ nhật luôn rất đặc biệt. Người Đức được nghỉ hai ngày cuối tuần, nhưng Chủ nhật là đúng nghĩa ngày nghỉ. Họ thường ở nhà, đa phần hàng quán, siêu thị đều đóng cửa. Nếu muốn ăn đồ ăn ngoài, lười nấu ăn tại nhà thì người Đức phải ra các bến tàu, nhà ga. Đó là nơi chắc chắn có bán đồ ăn nhanh, đồ uống phục vụ 24/24 trong ngày Chủ nhật. Đây là cách người Đức dành thời gian để “sạc pin” và khởi đầu 1 tuần làm việc mới.
Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo nên tính cách rất đặc trưng của người Đức mà điển hình là sự lạnh lùng, thờ ơ với sự kiện bóng đá lớn nhất châu Âu diễn ra trên chính quê hương họ. Fan ĐT Đức hy vọng đội nhà sẽ lần đầu đăng quang ngôi vô địch châu Âu kể từ sau năm 1996.https://italia-farmacia24.com/cialis-soft-tabs-compra/https://italia-farmacia24.com/cialis-soft-tabs-compra/